John Lee

NHỮNG KINH NGHIỆM HAY VỀ NUÔI CUA ĐỒNG

1. C on cua đồng rất khó sống sót trong lúc lột xác, vì thế người nuôi cần phải có biện pháp bảo vệ cho cua khi lột vỏ. Nếu nuôi với mật độ ...

làm nông'

NHỮNG KINH NGHIỆM HAY VỀ NUÔI CUA ĐỒNG
9.5 trên 10 trong tổng số phiếu bầu 936 bình chọn
Hơn 1k

1. Con cua đồng rất khó sống sót trong lúc lột xác, vì thế người nuôi cần phải có biện pháp bảo vệ cho cua khi lột vỏ. Nếu nuôi với mật độ dày nên làm cái hộp có nắp tự động, chỉ vừa 1 con cua vào, khi đã vào nắp tự động đóng lại, chỉ có con ở trong bò ra cửa mới mở. Bên ngoài không mở được cửa, khi đã có con ở trong. Cái hộp này nên bàn thêm và xin có ý kiến sáng chế, với giá thành thấp nhất và phù hợp với người nuôi cua đồng.
Trồng cỏ cũng được nhưng chỉ với biện pháp tương đối, chứ cỏ mọc nhiều , nhiều thú dữ hại cua lột như chim chuột, chồn v v và v v

2. Tại sao cua đồng ở Miền Bắc giá cao ổn định mà ít người nuôi vậy ?
Chẳng phải cua đồng miền bắc khó nuôi đâu. Chỉ là có ít người nhìn thấy vận may ở việc nuôi cua đồng thôi. Người ta mải trông lên buôn to bán lớn, mà nếu không được thì đi ăn mày, làm gái điếm, chứ không nuôi cua đồng.
Thật ra mà nói, mùa hè miền bắc, cua ôm trứng bò ngang qua đường xe chạy, cá tràn bờ bơi lung tung khắp nơi, cá rô rạch cả vào gầm giường mình nằm. Thế nhưng đến mùa đông thì lẩn đi đâu hết. Đó cũng là mùa tát ao bắt cá.
Nhìn thì thấy khó khăn, nhưng nhìn cách khác, thì nếu mình chịu khó chăn nuôi cua cá, thì càng trúng mánh.
3. Ý kiến của bạn Anhmytran về việc nuôi cua và thức ăn cho cua
iá cua đồng đang ổn định, vì nghề nuôi cua đồng chưa phát triển đúng cái tiềm năng của nó. Nếu bà con chịu khó đầu tư vốn và kỹ thuật, năng suất cua đồng tăng gấp mấy bây giờ, thì giá sẽ tụt xuống một chút, nhưng nhà sản xuất vẫn không lỗ. Chỉ chết những người nghèo đi mò cua hoang dã thôi.
Về việc thức ăn cho cua, có thể mua cá, tôm tép giá rẻ, hay bán ế ở chợ, hay lòng mề gà vịt giá rẻ băm ra. Để chủ động, tôi đề nghị làm trại nuôi giun Quế.
Tôi có 3 sáng kiến nuôi giun Quế như sau:
1- Không chỉ nuôi bằng cứt Trâu, Bò, Lợn, Gà, mà có thể nuôi bằng Đậu Nành, Đậu Xanh luộc nhừ để nguội, giã nát, rải lên trên, rồi đậy kín cho giun bò lên ăn.
2- Nuôi theo chiều dài, tức là cho ăn tiến về một phía. Để lại đằng sau là Giun Con mới nở và Trứng. Sau cùng chỉ còn là cứt giun thôi, chỉ để xúc đi bón ruộng vườn. Sau đây là một sơ đồ chuồng nuôi Giun Quế cho Giun Đi một chiều:

Khu vực màu da cam là khu vực giun Quế nhiều, khỏe. Thu hoạch giun chỗ này để mang đi cho cua ăn.
Khu vực màu vàng là nơi ít giun Quế to, mà chủ yếu là giun con mới nở, và trứng giun. Nên thu hoạch giun con ở đây lên mặt sàng rồi mang lên khu vực màu da cam. Sau đó, khu vực này sẽ trở nên không còn có gì nữa, chỉ còn cứt giun thôi.
Khu vực màu xám là nơi chỉ có cứt giun, phải xúc đi để lấy chỗ cho khu vực màu da cam đang lấn tới.
Sơ đồ chỉ cho ta một ý tưởng: nuôi giun đi theo một chiều khép kín, không bao giờ hết, tiết kiệm chỗ.
Kích thước cụ thể ra sao, tùy theo năng suất mà làm.
Có thể ban đầu chỉ là một bể xây láng xi măng, sâu lòng 1 gang tay, mỗi chiều mấy mét, trong lòng xếp gạch thành hàng như trên. Sau này có thể điều chỉnh hàng gạch cho rộng ra (thì ngắn lại) hay hẹp lại(thì dài ra).
Khi nuôi, ta cứ rải thức ăn về một phía, sẽ tạo ra hướng đi của giun về phía đó. Tùy theo tốc độ sinh đẻ của giun, mà cho ăn. Cũng theo đó, mà điều chỉnh độ rộng của nơi giun đang phát triển. Cứt Trâu Bò để cho giun chui luồn và ẩn nấp, nhưng thức ăn chính vẫn là Đỗ nấu nhừ, hay Đỗ ngâm cho nở ra giá. Cần đỗ giá để cho có Vitamin cho giun khỏe.
2- Thu hoạch giun không cần bốc tay, hay xúc xẻng, mà là bằng sàng. Khi thu hoạch, chỉ cần rắc thức ăn tươi mới cho giun lên một cái sàng, rồi đặt lên trên đống nuôi giun, rồi trùm mền che kín tối lại. Mấy giờ
sau, lấy cái sàng đó đi. Trên sàng là giun đã chui qua kẽ sàng mà lên ăn. Làm cách này giun không bị đau hay bị chết, và ta cũng chẳng mất công sàng lọc. Trong hình vẽ, những nơi có màu đỏ là nơi có thể đặt sàng thu hoạch.
Nơi đặt sàng đầu chỗ nuôi giun, thì thu được giun to.
Thu hoạch những nơi khác, thì lượm lặt những con giun mới nở từ trứng còn sót lại. Phải làm thế trước khi những chỗ này được xúc khỏi chuồng, để lấy chỗ cho giun đang đi tới.
Nói tóm lại, thức ăn cho cua là chuyển đổi món rẻ tiền thành cua để bán. Món đó có thể là tôm cá rẻ tiền mua ngoài chợ, có thể là đậu nành nấu chín, đậu xanh làm giá, có giá thấp hơn giá cua ta bán ra.
4. Ý kiến 1 số thành viên về vấn đề nuôi cua sinh sản.
- Mình cũng đang nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cua đồng. Hiện tại mới bố trí một số cặp cua bố mẹ . Khi nào có kết quả mình sẽ chia sẻ cho ae diễn đàn tham khảo. Mình đang định sử dụng phương pháp cắt mắt để kính thích đẻ trứng.
- Không nên cắt mắt cua, cũng không nên kích thích bằng bất cứ cách nào ngoài những cách tụ nhiên. Ví dụ, cán bộ nhà nước có kích thích cá đẻ bằng tiêm thuốc. Tuy thế, họ cũng kích thích cá đẻ bằng cách làm mưa giả, và quạt nước cho lạnh đi như mưa thật. Còn ở dưới bể, thì họ cho máy bơm quạt cho nước chảy như suối nguồn. Vậy cách tiêm thuốc là kích thích hóa học, còn làm mưa giả, quạt gió vào nước mưa giả cho lạnh đi, và quạt nước trong bể làm giòng chảy, thì là kích thích như thật.
- Có thể cắt mắt cua thì nó đẩy trứng ra, mặc dàu nếu có mắt thì các con cua trong yếm cua mẹ được mẹ chăm sóc lâu hơn, chắc chắn tỷ lệ sống sót cao hơn. Có thể ví như nhà đông con mẹ nghèo, thì con phải đi làm sớm hơn, nhưng người mẹ làm ra tiền, thì các con được học đại học chẳng hạn. Người mẹ trong hoàn cảnh bình thường thì 9 tháng 10 ngày mới đẻ, nhưng trong hoàn cảnh chạy loạn, bom đạn nổ rầm rầm thì con mói 7 tháng đã đẻ ra rồi, làm sao khỏe mạnh được ?
- Cứ cho ăn thật no, thật ngon, đủ chất dinh dưỡng, thì cô gái nào cũng thích lấy chồng sớm, đẻ sớm. Đấy là chuyện ngày xưa, không phải bây giờ con gái thành thị ngủ với cả chục thằng, cũng chẳng chửa đẻ. Động vật cũng vậy. Đừng lo nó không đẻ, mà lo con nó đẻ ra có khỏe mạnh không thôi. Tôi thấy cua là giống đẻ rất dễ và biết chăm lo cho con nó ở trong yếm. Rất nhiều lần tôi thấy các con cua trong yếm mẹ dã quờ càng lên, rồi bỏ chúng ra ngoài, thì chúng cũng bò đi bò lại được, mà không hiểu khi nào thì mẹ chúng mới "đẻ" chúng ra chu du giang hồ?
- Con cua nó lột xác là hay ăn nhau, nhưng sợ nhất mấy ông chuột ý, ăn cua thôi rồi luôn. Nhất là thiếu thức ăn thì thôi rồi. Ao nuôi nên tạo nhiều gờ đất và lỗ nhân tạo ở trong ao nuôi. Cua thương phẩm riêng cua con riêng. Trước e có thử ở ruộng rau muống nhưng thất bại nhiều hơn là thành công. Nhưng học đc cách tạo con giống khá đơn giản đó là tìm những con cua cái đang chửa có con thì thả vào 1 chỗ riêng. Sau 1 thời gian lại đi tìm những con cái bắt ra. Tuyệt đối là thả cùng lứa với nhau nhé. Khi thu bắt cua để bán chọn những con chửa có trứng vs có con là thả lại ao sinh sản không nên bán những con đó.
5. Ý kiến của bạn Anhmytran về việc tránh hao hụt khi nuôi cua
- Con to ăn con nhỏ. Con nào mới lột thì bị con khác ăn. Để tránh chuyện đó, phải làm chỗ trú ẩn cho chúng. Bà con miền Tây thả bèo lục bình (tiếng miền bắc gọi là Bèo Tây, Bèo Nhật Bản) thế nhưng vẫn hao hụt. Bà con miền Tây mua cua ngoài chợ vào mùa hè rồi thả nuôi trong ao nhiều bèo, cho chúng ăn khoai mì, rồi đến Tết bắt đem bán với giá cao hơn. Khi thả ví dụ 2 tạ, thì khi bắt chỉ được tạ rưỡi thôi. Hao hụt rất nhiều. Tuy thế giá bán thì cao hơn giá mua nhiều, nên vẫn lãi.
Như thế thực tế đã cho thấy thả thật nhiều bèo thì cua vẫn ăn thịt nhau rất nhiều. Chỉ còn cách làm hang cho chúng thôi. Trong thiên nhiên, cua trong hang không nhiều, nhưng trong kẽ đá thì rất nhiều.
Vậy ta có thể làm hang nhân tạo đúc bằng xi măng hay đất nung lên như sành. Thiết kế hang ra sao, cần phải thử mới biết hiệu quả. Có thí nghiệm của cán bộ thủy sản, thì cắt những ống nhựa đường kính 3 hay 4 hay 5 centimet ra những đoạn dài 15 centimet, cho kết quả rất tốt. Vậy ta có thể đúc bê tông xi măng hay nặn nung ra sành những ô ống vuông rộng 4-5 centimet và dài 15 centimet được. Có tài liệu nói những con cua ở những lỗ hang gần nhau thì không ăn thịt lẫn nhau. Nếu đúng như vậy, thì thiết kế làm hang hàng loạt bằng cách đúc bê tông hay bằng sành đất nung rất có thể thành công.
Việc này tôi đã nghĩ từ lâu, nhưng không ở Việt Nam để làm thí nghiệm. Còn bạn đã được tôi tìm hiều cho rồi, thì phải bắt tay vào làm thử đi, chứ làm gì có ai biết hơn được mà hỏi. Vả lại, người thật sự có bí quyết, thì họ cũng chẳng lên Forum này để truyền kỹ thuật cho bạn đâu.
Ý kiến thứ 2 của bạn Anhmytran về vấn đề mua cua giống và vận chuyển : 
Giống cua thì mua ở chợ. Cua rất khỏe, nên mua ở chợ mà chọn con nhanh nhẹn, không chọn con nằm dưới, bị các con khác trèo lên đầu, thì tỷ lệ sống có thể 100%.
Vận chuyển cua thì bỏ trong chậu, hay thùng ráo, không đọng nước, che phủ bằng bèo lục bình. Không đựng quá nhiều cua để chúng khỏi đè quá nặng lên nhau. Nếu đi xa, thì 10 giờ tưới nước 1 lần. Nước tốt nhất là nước lấy ở ruộng của các con cua ấy. Không được lấy nước máy. Sau khi tưới nước, thì phải gạn nước đổ đi, không để ngập cua, vì nước ngập thì cua sẽ chết ngộp.

Share to your friends

2 nhận xét:

  1. Cam on ban .minh cung dang co dự dinh nuoi cua day

    Trả lờiXóa
  2. Nhưng hiện tại chưa tìm được nguồn giống cua đồng.

    Trả lờiXóa

PeterDuy
Close Ads [X]